Tư vấn và mua thuốc chữa tại nhà

Thuốc gia truyền chữa Xương khớp Xuân Bách
Xem nhanh
Liệu pháp nhiệt phù hợp với nhiều bệnh lý, nhưng bạn có biết lịch sử phát triển của liệu pháp nhiệt?
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Liệu pháp nhiệt chữa bệnh có lịch sử hơn 3.000 năm. Phương pháp Chườm được mô tả trong "Nội Kinh“ là liệu pháp nhiệt. Thời xưa có rất nhiều phương pháp áp dụng liệu pháp nhiệt như chườm thuốc, chườm rượu, chườm muối, chườm ngải cứu, giác hơi, tắm thuốc , tắm nước nóng… Tùy theo các điều kiện khác nhau, bệnh lý khác nhau mà các phương pháp khác nhau được sử dụng để xua tan hàn khí và đả thông kinh mạch, thúc đẩy lưu thông khí huyết , phân tán lạnh và giảm viêm, giảm sưng, giảm đau.
Liệu pháp nhiệt có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt cơ thể, kéo căng mô dưới da, thư giãn và mở rộng các mao mạch bị co thắt, đẩy nhanh lưu lượng máu, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm viêm, giảm sưng, giảm đau và mô sẹo ở vùng bị bệnh v.v.
Liệu pháp nhiệt được áp dụng rộng rãi, chườm nóng có thể được sử dụng như một phương pháp phụ trợ cho các triệu chứng như “lạnh”, “đau”, “tắc nghẽn” do tà khí, hàn tà, khí ứ, máu ứ, lạnh và ẩm ướt, v.v. như đau bụng kinh, cứng cổ, thoái hóa đốt sống cổ, đau thắt lưng và chân, đau xương khớp, đau dây thần kinh, đau vùng thượng vị, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đau nhức cơ bắp, giảm mệt mỏi, hạ thân nhiệt chân tay hoặc ớn lạnh, v.v.
Nguồn gốc của liệu pháp nhiệt
Có nguồn gốc từ xã hội nguyên thủy. Liệu pháp nhiệt có nguồn gốc từ thực tiễn sinh hoạt của xã hội nguyên thủy, do khí hậu lạnh và thiếu thiết bị sưởi ấm, quần áo ấm nên con người thường xuyên bị ốm và chết vì lạnh trong băng tuyết. Khi có người bị cảm, họ có thể phơi nắng hoặc dùng que xoa lên da để sinh nhiệt, hoặc chạy và đổ mồ hôi để xua đuổi tà ác lạnh.
                                                                                                     

  Văn bản sớm nhất về liệu pháp chườm nóng
 
                                                                                                 
 Những ghi chép được phát hiện vào thời Đông Hán


                                                                                              
Triều đại Tấn và Đường: Liệu pháp nhiệt được sử dụng rộng rãi


                                                                                          
 Triều đại nhà Tống và nhà Minh
Liệu pháp nhiệt hoàn toàn tự nhiên đã được phát hiện và sử dụng đến ngày nay. Liệu pháp nhiệt bằng xông, đắp thuốc ra đời vào đầu thế kỷ 13. Khi đó, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cùng cơ địa nên tỷ lệ bệnh đau xương khớp của người dân vùng thảo nguyên Mông Cổ khoảng 60%. Sau đó, người ta bắt đầu cố gắng mang thuốc từ thảo nguyên về lều, rải trên gạch/đá nóng và chườm lên chỗ đau. Sau khi thử nghiệm trăm năm, nó đã lan rộng ở thảo nguyên Mông Cổ, sau đó, phương pháp này được truyền từ Mông Cổ về kinh đô Trung Quốc và được hoàng đế và hoàng hậu độc quyền sử dụng để điều trị chứng đau thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ, cứng vai và các bệnh khác. Do các biến cố lịch sử, thuốc đã được truyền đến Việt Nam.
Phương pháp này có được mô tả trong các tác phẩm Đông y kinh điển, như: Nội Kinh Tố Vấn - Điều kinh luận có chép: “Bệnh trong xương thì hơ nóng kim châm hoặc dùng thuốc sao nóng chườm vào”; Linh Khu - Thọ yểu cương nhu cũng có chép bài thuốc sao nóng để chườm trên da chữa chứng hàn tý (đau khớp do lạnh, có giới thiệu bài thuốc ở phần sau). Các tác phẩm y học nổi tiếng như: Trửu hậu phương, Thiên kim phương, Ngoại đài bí yếu, Gia hựu bản thảo, Bản thảo cương mục, Vệ sinh bửu giám... đều có chép về phương pháp chườm nóng bằng thuốc. 
Như vậy, có thể nói chườm nóng là phương pháp chữa bệnh có lịch sử lâu đời và phạm vi ứng dụng rộng rãi. Phương pháp này đơn giản dễ làm, có tính an toàn cao mà hiệu quả lại nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu, rất được nhiều người yêu thích.
Phương pháp chườm nóng chủ yếu mượn khí ấm nóng và tinh dầu trong thảo dược để trị liệu, nó có tác dụng ôn dương khí, khu hàn tà, thông kinh mạch, điều khí huyết... Sách Linh Khu, thiên Thích tiết chân tà viết: “Trị người bệnh quyết (hôn mê mà chân tay lạnh giá) trước hết phải dùng phép chườm nóng để điều hòa các kinh,... hỏa khí thông rồi, huyết mạch mới lưu hành”.
Phép chườm nóng thích ứng với các chứng bệnh có hàn tà bên ngoài xâm nhập vào kinh lạc tạng phủ, hoặc bẩm tạng dương hư, khí huyết không điều hòa dẫn đến các chứng bệnh khác, nhất là với bệnh nhân bị bệnh Xương khớp (phong hàn thấp tý (đau khớp dạng thấp), đau lưng, cổ, vai, gáy  tê bì chân tay ..,) , đau dạ dày, đau bụng do lạnh, ngực bụng đầy trướng, đại tiểu tiện không thông...
Chủ trị: 
- Bệnh viêm khớp.
- Đau lưng, đau thần kinh tọa; đau cổ, vai, gáy, tê bì chân tay do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
- Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bị viêm khớp (Viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp gối, viêm khớp vai, viêm khớp cấp do gout…), đau lưng; đau cổ, vai, gáy, tê, bì chân tay; đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa.

Cách sử dụng:
Đặc biệt, là thuốc Gia truyền chữa Xương khớp Xuân Bách được thẩm thấu qua da, tác dụng trực tiếp tại chỗ đau nên cho hiệu quả nhanh, thời gian điều trị ngắn. Vì không phải uống nên không gây đau dạ dày hay loại bỏ được các tác dụng phụ không mong muốn do uống thuốc. (Lưu ý: do trên sụn khớp không có mạch máu và dây thần kinh nên việc uống thuốc trị xương khớp là khó khăn và cần nhiều thời gian điều trị). 
* Cách dùng: Bệnh nhân có 02 cách dùng
Cách 1. Xông/Đắp thuốc: Thời gian 45 - 60 phút.
Bước 1: Trộn 1 gói thuốc cùng 50ml rượu thuốc đi kèm để cho thuốc ẩm. Sau đó cho vào túi kèm theo.
Bước 2: Làm nóng thuốc: Đặt thuốc lên trên tấm sinh nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp (có thể thay thế tấm sinh nhiệt bằng cách dùng viên gạch nung nóng; sao thuốc trên bếp hoặc dùng lò vi sóng). 
Bước 3: Đắp hoặc nằm chỗ đau lên thuốc đã được làm nóng.
Cách 2. Phương pháp ngâm: Phù hợp hơn với trường hợp đau tay, chân. Thời gian 45 - 60 phút.
Bước 1: Cho 1 gói thuốc vào túi cùng với 3-5 lít nước (nên cho viên gạch vào cùng nồi nước). Đun sôi thường từ 3-5 phút. 
Bước 2: Tắt bếp, cho 50 ml rượu thuốc vào nồi thuốc. 
Bước 3: Xông chỗ bị đau trên nồi thuốc (nên lấy khăn để phủ kín). Khi nước còn ấm thì ngâm chỗ đau trực tiếp vào nồi nước thuốc (với khớp gối … thì dùng khăn nhúng vào nước thuốc và đắp lên chỗ đau)
Lưu ý khi sử dụng: 
- Thuốc có thể tái sử dụng lại nhiều lần, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao thì không sử dụng 1 gói thuốc nhiều hơn 2 ngày. Để tái sử dụng lại, bênh nhân thực hiện các bước như trên và thay rượu thuốc bằng rượu trắng (nồng độ rượu 30-45%) 
- 1 gói thuốc có thể dùng theo 2 cách, bệnh nhân có thể dùng đắp lưng xong lấy thuốc để đun nước ngâm tay, chân.
- Sau khi đắp/ngâm thuốc nên nghỉ tại chỗ 5-10 phút trước khi vận động. 
    QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Thành phần: Dã Tượng, Hy Thiêm, Đinh Lăng, Ngọc Linh, Lá Náng, Ngũ Gia Bì.
Dược liệu để làm thuốc được lấy từ Lai Châu – Nơi có thiên nhiên tươi đẹp và núi non hùng vĩ, khí hậu quanh năm mát mẻ với độ cao trung bình hơn 1000 m so với mực nước biển sẽ cho thảo dược có dược tính cao nhất.
Với quy trình làm thuốc và đóng gói khép kín. Sau khi thu hái sẽ lựa chọn những cây chất lượng cao, loại bỏ lá non, cành bị sâu … thì được rửa sạch, phơi khô đến độ ẩm từ 5% đến 10%. Sau đó được trộn theo tử lệ bí truyền để đảm bảo giữ nguyên được dược tính của thuốc.